Với các cặp cô dâu chú rể thì ngày cưới rất quan trọng trong đời mình và thiệp mời sẽ thay cho lời thông báo báo hỷ đến với quan khách. Chính vì thế việc thiết kế thiệp cưới đẹp, làm sao cho hài lòng khách hàng đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Nếu bạn đang nghiên cứu cách ghi thiệp mời đám cưới hay thì hãy xem bài viết sau của In Hoàng Nam Sài Gòn nhé, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn.
Mục lục bài viết
Cách viết thiệp mời đám cưới ở Việt Nam
Đối với những đám cưới tại Việt Nam thì những người thường được mời đi đám cưới bao gồm: anh em, họ hàng, bạn bè, người thân, đối tác làm ăn,…Chính vì vậy, việc xưng hô trong thiệp thế nào cho đúng cũng là điều được nhiều người quan tâm.
Việc ghi thiệp đám cưới nếu không cẩn thận có thể làm mất lòng khách mời. Do đó, gia chủ cần biết cách ghi thiệp để thể hiện lòng trân trọng đối với người nhận thiệp. Nếu bạn đã ghi xong nhưng chưa thấy an tâm về cách mình ghi thì có thể liên hệ cha mẹ, những người có kinh nghiệm để họ xem giúp bạn.
Cách ghi nội dung trên thiệp cưới về thông tin cha mẹ 2 bên
Đây là phần dễ ghi sai và gây nhầm lẫn nhất trong thiệp cưới. Có rất nhiều tình huống có thể phát sinh vì thế đòi hỏi cô dâu, chú rể phải biết cách ghi thật tinh tế.
- Nếu gặp những gia đình theo Đạo Công giáo thì tên thánh của cha mẹ phải được ghi ở trên phần tên của cha mẹ cô dâu chú rể.
- Đối với các gia đình có cha mẹ và Phật tử thì có thể chèn vào thiệp pháp danh của cha/mẹ.
- Đối với những gia đình có cha/mẹ đã mất hoặc vì lý do gì đó mà không tham dự đám cưới được thì bạn nên hỏi ý kiến cha mẹ mình trước khi đưa tên vào thiệp cưới.
- Trường hợp gia đình có người cha đã qua đời thì người mẹ sẽ ghi trong thiệp là Bà quả phụ.
- Nếu trường hợp cả 2 cha mẹ cô dâu hoặc chú rể đều mất thì nên ghi trên thiệp cưới là: Cố phụ/Cố mẫu hoặc ghi tên đầy đủ của cha mẹ trên thiệp và ghi kèm từ “Đã mất” hoặc “Đã qua đời”.
- Đối với trường hợp đặc biệt không thể ghi tên cha mẹ vào thiệp cưới, bạn có thể ghi tên của người chủ hôn hoặc người đại diện của mình ở thiệp.
Cách ghi thông tin của cô dâu và chú rể trong thiệp cưới
Việc xưng hô vai vế của cô dâu và chú rể ra sao trong thiệp cưới cùng tùy vào vai vế của 2 người trong gia đình.
- Nếu là con 1 thì ghi là Quý Nam/Ái Nữ trên tên chú rể, cô dâu.
- Nếu là con đầu thì ghi là Trưởng Nam, Trưởng Nữ trên thiệp cưới.
- Nếu là con thứ 2 trở đi thì ghi là Thứ Nam hoặc Thứ Nữ trên thiệp cưới.
- Nếu là con út trong nhà thì ghi là Út Nam, Út Nữ trên thiệp cưới.
- Nếu cô dâu và chú rể thuộc Đạo Công giáo thì nên ghi tên thánh trên thiệp cưới.
Cách ghi các thông tin về tổ chức lễ cưới chính xác
Thông tin về lễ cưới được tổ chức sẽ gồm 2 phần bao gồm: thông tin về lễ cưới và thông tin về nơi tổ chức tiệc cưới. Nên ghi rõ thông tin về loại lễ tổ chức là Lễ Vu Quy, Lễ Tân Hôn hay Lễ Thành Hôn. Vì với mỗi loại lễ chúng sẽ có những ý nghĩa khác nhau và cần xác định đúng loại cho phù hợp.
Lễ vu quy
Đây là loại lễ được tổ chức tại nhà gái và có sự tham gia của một số đại diện họ nhà trai chứ không có nhiều khách mời như đám cưới. Hầu hết các lễ vu quy sẽ được tổ chức trước ngày rước dâu chính vì thế trong thiệp mời lễ vu quy sẽ ghi là “Trân trọng mời quan khách đến tham dự lễ vu quy của con gái tôi”.
Lễ tân hôn
Đây là lễ được tổ chức tại nhà trai, sau khi đã tổ chức lễ cưới ở nhà gái và đưa cô dâu về nhà trai thì đại diện nhà gái sẽ qua nhà trai làm lê tân hôn.
Lễ thành hôn
Nếu cô dâu chú rể ở thành phố và tổ chức đám cưới ở quê thì sẽ có 1 nhóm khách mời không thể tham dự được vì địa điểm xa. Vì thế họ thường tổ chức thêm 1 buổi tiệc mừng cưới trên thành phố để đãi những người không thể về quê chung vui với cô dâu chú rể. Hiện nay nhiều người cũng không quá khắt khe trong việc xưng hô nên khi ghi thiệp bạn có thể đề là “Mời….đến dự buổi tiệc rượu chung vui cùng gia đình”.
Cách ghi thông tin về ngày giờ, địa điểm tổ chức hôn lễ
Ngày giờ tổ chức hôn lễ có thể hiểu là ngày giờ tổ chức lễ rước dâu về nhà trai và thời điểm tổ chức trên thiệp nên ghi rõ ngày giờ dương lịch và âm lịch.
Đối với những cô dâu chú rể theo Đạo Công giáo thì trong thiệp cưới nên ghi thêm thời gian tổ chức đám cưới làm phép tại nhà thờ để những người theo Đạo có thể đến nhà thờ để chung vui và chúc phúc.
Cách ghi ngày giờ tổ chức đám cưới và địa điểm tổ chức đãi khách
Đây là thông tin được khách mời quan tâm nhất vì họ sẽ dựa vào phần thông tin này để đi đến tham gia tiệc cưới của bạn. Hãy ghi rõ địa chỉ tổ chức và thời gian tổ chức cụ thể để khách mời có thể sắp xếp thời gian đến đúng hẹn.
Cách ghi tên khách mời trên thiệp cưới đúng theo quy chuẩn
Bạn có thể lựa chọn bất cứ phong cách làm thiệp cưới nào mình muốn từ cổ điển cho tới hiện đại. Nhưng nếu đám cưới có nhiều người lớn tham dự họ sẽ không thích các kiểu quá phá cách. Chính vì thế, bạn nên cân nhắc chọn cho mình mẫu thiệp đẹp và lịch sử để thu hút người tham gia.
Trước khi ghi thiệp thì cô dâu chú rể nên lập ra danh sách những người cần mời trước. Đầu tiên là lên danh sách những người bố mẹ cần mời, sau đó tới những khách do cô dâu chú rể mời.
Đối với những người họ hàng hoặc người thân lớn tuổi trong nhà thì việc mời nên để cho bố mẹ. Bạn nên để mục người mời là bố mẹ và cách xưng hô sẽ tùy vào vai vế của bố mẹ với những người đó trong họ hàng.
Đối với bạn bè, đồng nghiệp của cô dâu chú rể thì nên ghi tên cô dâu chú rể và mục người gửi và có thể xưng hô như vai vế bình thường trên công ty. Ở Việt Nam, thông tin về nhà trai thường đặt ở bên trái tấm thiệp còn nhà gái thường đặt bên phải tấm thiệp. Mẫu thiệp cho nhà hay hoặc nhà gái đều được in riêng.
Thiệp nhà trai: tên của bố mẹ nằm ở trên, tên cô dâu chú rể nằm ở dưới. Nhà trai thì ở bên trái còn nhà gái thì để bên phải.
Thiệp nhà gái: tên bố mẹ cô dâu đứng trước cô dâu, nhà gái bên trái còn nhà trai bên phải.
Nếu là thiệp mời họ hàng trong gia đình thì nên ghi “Kính mời Bác ABC” hoặc “Hai bác và gia đình”. Trường hợp nếu 1 trong 2 đã mất rồi thì bạn chỉ nên ghi 1 người.
Nếu khách mời đã có người yêu hoặc gia đình thì nên ghi là “Vợ chồng anh A” hoặc “Anh A và người thương” để họ có thể mời người kia cùng đi.
Nếu khách mời là sếp hoặc cấp trên trong công ty thì nên ghi thật trân trọng là Kính mời Anh/Chị hay vợ chồng Anh/Chị và nên hẹn họ để đưa thiệp và thông báo rõ thời gian tổ chức tiệc cưới.
Một vài chú ý khác khi ghi thông tin trong thiệp cưới
Nếu đám cưới của bạn được thiết kế theo 1 tông màu hay phong cách nào đó cụ thể thì bạn nên ghi rõ trên thiệp cưới là “Xin vui lòng mặc trang phục theo phong cách….để phù hợp với không gian và không khí buổi tiệc”.
Nếu bạn không muốn có nhiều trẻ em xuất hiện trong đám cưới của mình thì có thể ghi trên thiệp là “Vì tính chất trang trọng của tiệc cưới, xin vui lòng không đưa trẻ em theo cùng hoặc có thể ghi “số lượng ghế ngồi sẽ được đặt theo số lượng khách mời trên thiệp”.
Nên chọn loại bút nào để ghi thiệp đẹp?
Hiện nay có 3 loại bút có thể dùng ghi thiệp cưới bạn nên cân nhắc chọn đó là:
- Bút bi
- Bút mực nước
- Bút nhũ
Trên đây là hướng dẫn cách ghi thiệp cưới hay cho bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích để tổ chức tiệc cưới của mình trọn vẹn nhất nhé.